BỘ TÀI CHÍNH
CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
Thứ Bảy, 12/07/2025
Cơ hội đầu tư
Tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư với Đức sau khi Việt Nam tham gia FTA và AEC
Thứ Hai, 24/10/2016 04:16

Việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)và Việt Nam đangtham gia và thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội tốt đối với thu hút đầu tư của Việt Nam.Một trong những hiệu quả có thể thấy làcác công ty Đức sẽ chú ý nhiều hơn tới các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Họ sẽchuyển đầu tư của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhờ những cơ hội kinh doanhvà việc cải thiện dần dần kết cấu hạ tầng, Việt Nam rõ ràng sẽ được lợi nhiềuhơn.

1. Tình hình ĐTNN của CHLB Đức tại Việt Nam

Tính lũy kế đến tháng 9/2016CHLB Đức có 274 dự án đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng1,36 tỷ USD và xếp thứ 20 trong số quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tưtại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân một dự án của CHLB Đức khoảng gần 5 triệuUSD/dự án. Các dự án FDI chủ yếu tập trung tại TP lớn bao gồm TP Hồ Chí Minh vàcác tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Ninh Thuận. Riêng 4 tỉnh nàythu hút được gần 800 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký của các nhà đầu tưCHLB Đức vào Việt Nam.

Theosố liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, xu hướng đầu tư của các DN Đức tạiViệt Nam đã tăng lên kể từ năm 2001, sau khi giảm sút vào năm 1997, khi cuộckhủng hoảng kinh tế Châu Á bùng phát. Năm 2007- 2008 ghi nhận xu hướng tăng lênmạnh mẽ của các nhà đầu tư Đức vào Việt Nam; chỉ trong 2 năm này thu hút đượcgần 300 triệu USD FDI của Đức. Thời kỳ 2009-2011, FDI của Đức vào Việt Nam cógiảm nhẹ sau đó lại tăng lên rõ rệt vào năm 2012 và 2014 với mỗi năm tương ứngkhoảng 200 triệu USD. Đến 9 tháng đầu năm 2016, Đức có 12 dự án FDI vào ViệtNam với vốn đầu tư đăng ký khoảng gần 10 triệu USD.

Hiện nay, các nhàđầu tư CHLB Đức đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tếquốc dân. Đa phần các dự án của CHLB Đức tập trung trong lĩnh vực công nghiệpchế biến chế tạo với 91 dự án và 660 triệu USD tổng vốn đầu tư, chiếm 33% tổng số dự án và 49% tổng vốn đăng ký của CHLB Đức tại ViệtNam. Ngành sản xuất điện đứng thứ hai  với 6 dự án và 417,9 triệuUSD vốn đầu tư (chiếm 31% tổng vốn đầu tư của CHLB Đứctại Việt Nam). Ngành bán buônbán lẻ đứng thứ 3 với  41 dự án và 96 triệu USD tổng vốn đầu tư(chiếm 7% tổng vốn đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam).

Các nhà đầu tư nước ngoài, khi xem xét đầu tư vào ViệtNam, đều coi AEC và các FTAs mà ta đã ký là lợi thế lớn để mở rộng thị trườngcho sản phẩm của mình. CHLB Đức có nền công nghiệp hàng đầu thế giới,trong khi kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, sẽ bổ sung và hỗtrợ nhau trong xu hướng tự do hóa thương mại và toàncầu hóa. Quan hệ đầu tư Việt - Đức sẽ mở ra chân trời mới, đặc biệt là khi Hiệpđịnh Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký kết.

Có thể nói, sự thành công của các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam đang khuyến khích nhiều hơn các DN Đức tìmđến Việt Nam, đưa Đức trở thành nước lớn thứ hai trong số các nhà đầu tư châuÂu tại Việt Nam.  Theo báo báo môi trườngkinh doanh tại Việt Nam đối với DN Đức của Liên minh các Phòng Công nghiệp vàThương mại Đức tại Đông Nam Á công bố vừa qua cho thấy, DN Đức kỳ vọng caovào sự phát triển trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhân lực và đầu tư táisản xuất tại thị trường Việt Nam trong năm 2015. Cụ thể, khoảng 50% DN Đức đãđạt được nhiều thành công hơn so với năm trước và kỳ vọng vào năm tới với mứcđộ phát triển tích cực, đặc biệt là trong kinh doanh; hơn 56% công ty tin tưởngvào sự phát triển tích cực của DN trong 12 tháng tới; 60% công ty Đức có kếhoạch tăng nhân sự trong năm 2015 và giữ mức chi đầu tư tái sản xuất tương đốicao.

Để dự báo xu hướng đầu tư của CHLB Đứctrong thời gian tới, tôi cho rằng việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)và Việt Nam đangtham gia và thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được kỳ vọng sẽ đemlại nhiều cơ hội tốt đối với thu hút đầu tư của Việt Nam.Một trong những hiệu quả có thể thấy làcác công ty Đức sẽ chú ý nhiều hơn tới các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Họ sẽchuyển đầu tư của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhờ những cơ hội kinh doanhvà việc cải thiện dần dần kết cấu hạ tầng, Việt Nam rõ ràng sẽ được lợi nhiềuhơn. Tôi chắc chắn rằng, đầu tư Đức tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng và đóng vaitrò quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.

2. Định hướng thu hút đầu tư từ CHLB Đức vào Việt Nam

Doanh nghiệp Đức đang hiện diện trên nhiều lĩnh vực của nềnkinh tế Việt Nam. Gần đây, nhiều doanh nghiệp Đức đang tìm kiếm các cơ hội đầutư vào các dự án công nghệ sạch trong lĩnh vực xây dựng. Hơn thế nữa, theo Hiệphội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Đức hoạt động trong lĩnhvực công nghiệp, y dược và thiết bị y tế như Siemens, Boehringer IngelheimInternational, Draeger Medical Việt Nam, Rudolf J.H Lietz, Fresenius Kabi,Merck đang hoạt động rất hiệu quả tại Việt Nam sẽ là cầu nối thúc đẩy hơn nữacác doanh nghiệp của Đức trong lĩnh vực này tìm hiếm cơ hội đầu tư.

Việt Nam mong muốn thu hút ĐTNNnhưng không phải chấp nhận tất cả các dự án. Định hướng của Việt Nam là thu hútđầu tư có chọn lọc, chỉ khuyến khích các dự án công nghệ cao, công nghệ xanh,thân thiện môi trường để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. Một trong những trụ cột hợp tác quan trọngđối với Đức chính là lĩnh vực năng lượng, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trườngvà đào tạo nghề.

3. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư đức

Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực triển khainhiều biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nướcngoài, trong đó có nhà đầu tư Đức để hoạt động hiệu quả hơn tại Việt Nam.Bên cạnh nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanhtrong nước, Việt Nam cũng đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thếgiới. Việc tham gia các hiệp định song phương và đa phương nêu trên vừa tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nóichung và nhà đầu tư của Đức nói riêng.

Có thểthấy, quan hệ giữa Đức và Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong 40 năm qua vàtrở thành quan hệ Đối tác chiến lược thành công và rất đáng tin cậy vào năm 2011.Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, tuy nhiên vềđầu tư của Đức vào Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh . Dòngđầu tư của Đức vào Việt Nam có tăng qua các năm, nhưng vẫn còn thấp. Ngoài yếutố về địa lý, việc thiếu thông tin về môi trường và điều kiện kinh doanh củaViệt Nam cũng là một trở ngại đối với nhà đầu tư Đức. Trong thời gian tới,chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa nhằm cung cấp thông tin, xúc tiếnđầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp của Đức sang đầu tư tại thị trường Việt Nam. Tôicũng tin rằng, sự thành công của các nhà đầu tư Đức tại Việt Nam đang khuyếnkhích nhiều hơn các DN Đức tìm đến Việt Nam, đưa Đức trở thành nước lớn nhấttrong số các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài

Số lượt đọc: 268
Thông báo