Phát
biểu tại Hội nghị, cả hai Thủ tướng đều thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi
để doanh nghiệp hai nước
hợp tác đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và thương mại song phương.
Thủ
tướng Campuchia Hun Sen bày tỏ ấn tượng về sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh
mẽ của Việt Nam. Thủ tướng nêu rõ, hai nước có mối quan hệ tốt đẹp lâu đời. Thủ
tướng Hun Sen kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia trong
các lĩnh vực đầy tiềm năng: nông nghiệp, du lịch, vận tải và logistics, xây
dựng và vật liệu xây dựng, giáo dục và đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp…; đồng thời
cho biết, Chính phủ Campuchia đang nỗ lực hơn nữa để cải thiện môi trường đầu
tư kinh doanh thông qua cơ chế đối thoại Chính phủ và doanh nghiệp, cắt giảm
các chi phí kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư…
Cùng
với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng chúc mừng thành quả kinh tế - xã hội mà
Chính phủ và nhân dân Campuchia đạt được trong thời gian qua; đánh giá cao môi
trường đầu tư kinh doanh Campuchia đang ngày càng được cải thiện theo hướng
tích cực.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai
nước. Việt Nam đang đứng thứ năm trong số các nước vào vùng lãnh thổ đầu tư vào
Campuchia. Hai nước đang nỗ lực mạnh mẽ, hướng tới phấn đấu đạt kim ngạch
thương mại song phương 10 tỷ USD/năm trong những năm tới. Campuchia và Việt Nam
có mối quan hệ truyền thống lâu dài, tương đồng về văn hóa, con người, là vốn
quý báu cho thúc đẩy quan hệ hai nước mà hai bên cần giữ gìn và phát huy.
Thời
gian tới, Chính phủ hai bên cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ cải thiện môi trường
kinh doanh thuận lợi thông thoáng, nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong
đầu tư, thuế quan...; hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương; rà soát, tháo gỡ
khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh việc thực hiện các thỏa thuận giữa hai
nước; Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi tốt nhất cho hàng
hóa, doanh nghiệp Campuchia vào Việt Nam. Hai bên hãy cùng tạo thuận lợi, tạo
niềm tin, chia sẻ khát vọng và thịnh vượng cho nhân dân hai nước.
Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh các nhà đầu tư Campuchia đến với Việt
Nam và yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Campuchia thực hiện đầu tư
có trách nhiệm, bền vững, giữ gìn uy tín đất nước và đóng góp tích cực các mặt
cho phát triển kinh tế - xã hội Campuchia, đóng góp thiết thực vào quan hệ hữu
nghị hai nước trên tinh thần mỗi doanh nghiệp là đại sứ hữu nghị. Thủ tướng
cũng mong Chính phủ Campuchia tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệpViệt
Nam đầu tư, làm ăn thuận lợi. Chính phủ Việt Nam sẵn sàng cùng với Chính phủ
Campuchia đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
“Mỗi
doanh nghiệp đầu tư sang Campuchia phải là một đại sứ trong mối quan hệ hợp tác
láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện bền vững lâu dài”,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thông
tin từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, quan hệ hợp tác đầu tư
Việt Nam - Campuchia thời gian qua đã không ngừng phát triển, nhưng vẫn chưa
xứng với tiềm năng và kỳ vọng của hai bên.
Cụ
thể, tính đến tháng 9/2019, Việt Nam đã có 178 dự án đang đầu tư sang Campuchia, với
tổng vốn đăng ký là khoảng 2,8 tỷ USD. Campuchia hiện đứng thứ ba trong số các
quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Riêng
9 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đạt khoảng 50,4
triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Ở chiều ngược lại, tính đến nay, Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt
Nam với tổng vốn đăng ký đạt 63,7 triệu USD. Riêng 9 tháng đầu năm 2019, vốn
đầu tư của Campuchia vào Việt Nam đạt 3,2 triệu USD. Về thương mại, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí
Dũng, kim ngạch thương mại hai nước duy trì ở mức tăng cao liên tục trong những
năm gần đây. Năm 2018 đạt 4,7 tỷ USD, tăng gần 24% so với cùng kỳ. Riêng 8
tháng đầu năm 2019, đạt 4 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.
Bộ
trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, “Với đà tăng trưởng như hiện này, nhiều khả
năng kim ngạch thương mại song phương sẽ sớm đạt 5 tỷ USD vào cuối năm 2019
(mục tiêu đề ra là năm 2020)”. Việc triển khai “Khung thỏa thuận chung về kết
nối hai nền kinh tế Việt
Nam và Campuchia đến năm 2030” cũng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn
mạnh.
Để
thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại, đầu tư Việt Nam - Campuchia trong thời
gian tới. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, bên cạnh tiếp tục duy trì, củng
cố và phát triển lĩnh vực đã đạt được như nông lâm nghiệp, viễn thông, ngân hàng…, hai bên cần thúc đẩy hợp tác đầu tư
vào các lĩnh vực đem lại hiệu quả bền vững như sản xuất, chế biến các sản phẩm
nông, lâm sản sạch, đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của người dân hai nước và xuất khẩu, mở rộng ra một số lĩnh vực dịch vụ có
chất lượng cao như du lịch, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác đem lại giá trị
gia tăng cao hơn.
Bên
cạnh đó, các cơ quan nhà nước của hai bên cần tiếp tục triển khai thực hiện các
hiệp định, thỏa thuận đã ký giữa hai bên nhằm tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm an
toàn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và khai thông các khó khăn, vướng mắc
của doanh nghiệp.
“Hai bên cần sớm ký kết Hiệp định Thương mại
biên giới Việt Nam - Campuchia, đồng thời tăng cường hoàn thiện hệ thống pháp
luật về đầu tư, kinh doanh và đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính liên
quan đến đầu tư, kinh doanh…”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư và
thương mại Việt Nam - Campuchia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ
Công thương, Ngoại giao Việt Nam cùng Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) của
Vương quốc Campuchia tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen
đã thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam, chứng
kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và CDC ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư.